I, Tháp giải nhiệt và định nghĩa :
Tháp giải nhiệt là bộ trao đổi nhiệt chuyên dụng, trong đó, nước và không khí trực tiếp tiếp xúc với nhau để làm giảm nhiệt độ của nước.
Tháp giải nhiệt là thiết bị được sử dụng với mục đích giải nhiệt làm hạ nhiệt độ nước đầu của hệ thống sao cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật qua đó giúp cho hệ thống hoạt động ổn định, đảm công suất cũng như giúp bảo vệ và nâng cao tuổi thọ của các thiết bị.
Tháp giải nhiệt được sử dụng để làm giảm nhiệt độ dòng nước nhờ vào nguyên lý bay hơi nước để trích nhiệt lượng lớn thải ra khí quyển, lượng nước trong tháp sẽ quay trở lại hệ thống giải nhiệt của máy móc để làm mát các thiết bị này, giúp các hoạt động sản xuất luôn diễn ra ổn định.
Tháp giải nhiệt có bản chất cấu tạo là một thiết bị trao đổi nhiệt dạng hở hoạt động trên nguyên lý cưỡng bức sự tiếp xúc của nước cần giải nhiệt và không khí bên ngoài môi trường từ đó không khí sẽ lấy đi 1 phần nhiệt lượng để tỏa ra môi trường và đồng thời làm giảm nhiệt độ của nước sao cho phù hợp với yêu cầu sản xuất.
II, Tháp giải nhiệt và ứng dụng :
Tháp giải nhiệt có khả năng tạo ra nước mát.
Chúng được ứng dụng trong các nhà máy, xí nghiệp giúp làm mát động cơ máy móc.
Đảm bảo cho máy móc, thiết bị vận hành tốt và ổn định.
A, Tháp giải nhiệt được ứng dụng trong các ngành sản xuất :
Với các ứng dụng vô cùng đa dạng, thì tháp giải nhiệt hiện nay đã là một trong những thiết bị được sử dụng phổ biến và rộng rãi, đặc biệt không thể thiếu trong cuộc sống của con người.
Tùy theo từng hệ thống sản xuất, lưu lượng nước và nhiệt độ khác nhau ta chọn tháp giải nhiệt tương ứng với cấu tạo và chi tiết vật liệu khác nhau. Với sự phát triển nhanh chóng trong công nghệ vật liệu ngày nay tháp giải nhiệt có thể giải nhiệt hiệu quả cho nguồn nước có nhiệt độ lên đến 90ºC do đó nó được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều ngành sản xuất.
B, Ứng dụng của tháp giải nhiệt :
Tháp giải nhiệt được sử dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Một số ngành công nghiệp sử dụng tháp giải nhiệt phổ biến phải kể đến như:
1, Công nghiệp lạnh HVAC:
Trong ngành công nghiệp này tháp giải nhiệt được sử dụng như một phần của hệ thống lạnh thường là giải nhiệt cho dàn nóng của chiller làm mát bằng nước.
2, Công nghiệp sản xuất thép:
Sản xuất thép là ngành công nghiệp cần phải sử dụng đến nhiệt lượng lớn.
Do đó các máy móc tham gia vào quá trình sản xuất này sẽ sản sinh ra một lượng nhiệt khổng lồ .
Nên cần được làm mát kịp thời đế không làm ảnh hưởng đến sản xuất.
Chính vì vậy tháp giải nhiệt nước là một thiết bị không thể thiếu được trong ngành công nghiệp này.
Đặc điểm của sản xuất thép là quy mô lớn, lượng nhiệt sinh ra rất nhiều
Thường sử dụng các loại tháp có công suất tương đương từ hàng trăm cho đến hàng chục nghìn RT.
3, Công nghiệp sản xuất nhựa:
Trong công nghiệp sản xuất các phản phẩm bằng nhựa tháp giải nhiệt được sử dụng chủ yếu để tạo nguồn nước mát giải nhiệt cho đầu khuôn ép nên thường không cần đến công suất quá cao.
4, ứng dụng khác :
Ứng dụng khác nữa như ứng dụng trong công nghiệp sản xuất hóa chất.
Chế biến thực phẩm, làm mát nước trong các hệ thống xử lý môi trường,….
Tùy từng ứng dụng và yêu cầu sử dụng khác nhau mà hiện nay có rất nhiều loại tháp giải nhiệt cho khách hàng lựa chọn như :
- Ngành điện lạnh
- Ngành thủy hải sản
- Ngành nhựa
- Ngành dược phẩm
- Ngành luyện kim
- Các ngành nghề khác: sản xuất rượu bia, xử lý nước thải,…
III, Tháp giải nhiệt và phân loại tháp giải nhiệt :
Tháp giải nhiệt để làm mát cho các máy móc, thiết bị của nhà máy là vô cùng cần thiết:
Tại các nhà máy hiện có rất nhiều thiết bị, máy móc nhằm đáp ứng cho việc sản xuất .
Những thiết bị này sau thời gian vận hành sẽ sinh ra một lượng nhiệt vô cùng lớn.
Đây là nguyên nhân khiến cho linh, phụ kiện của chúng bị hao mòn.
Do đó, tháp giải nhiệt có nhiệm vụ duy trì khả năng vận hành ổn định của máy móc.
Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp máy móc không được làm mát kịp thời, dẫn tới tình trạng nóng máy, gây cháy động cơ, làm ảnh hưởng tới cả dây chuyền sản xuất, điều này khiến cho các đơn vị mất rất nhiều chi phí cho việc sửa chữa.
Duy trì được ở mức nhiệt độ ổn định, ngăn chặn các sự cố hư hỏng.
Tiết kiệm tối đa chi phí cho việc sửa chữa máy móc cho các đơn vị, doanh nghiệp.
Các sản phẩm tháp hạ nhiệt đều được hoạt động theo hệ tuần hoàn nước khép kín.
Cho nên, chúng không chỉ đảm bảo được hiệu quả làm mát cao.
Tiết kiệm điện, nước tối đa,
Đặc biệt giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước, đảm bảo môi trường sống cho con người.
A, Lựa chọn tháp giải nhiệt tròn hay tháp giải nhiệt vuông.
Lựa chọn tháp giải nhiệt như nào còn tùy thuộc vào từng yêu cầu sử dụng khác nhau.
Chúng tôi muốn đưa ra một số thông tin để khách hàng có thêm căn cứ trước khi quyết định lựa chọn tháp giải nhiệt phù hợp.
Về bản chất tháp giải nhiệt tròn và tháp giải nhiệt vuông đều hoạt động dựa trên nguyên lý trao đổi nhiệt giữa nước và không khí, một phần nước sẽ bay hơi đồng thời làm giảm nhiệt độ của phần nước còn lại để có thể tuần hoàn và tái sử dụng. Tuy nhiên về cấu tạo vật lý giữa tháp giải nhiệt tròn và tháp giải nhiệt vuông lại có một số điểm khác biệt khiến cho chúng có một vài ưu nhược điểm khác nhau và có thiên hướng sử dụng khác nhau tùy vào yêu cầu của khách hàng.
1, Tháp giải nhiệt tròn.
Tháp dạng tròn có cấu tạo theo nguyên lý tháp giải nhiệt counter flow .
Nghĩa là dòng nước cần giải nhiệt và không khí làm mát sẽ đi theo 2 hướng ngược nhau.
Thiết kế này có giúp cho tháp giải nhiệt dạng tròn có rất nhiều ưu điểm vượt trội như:
a, Ít hao hụt về công suất:
Đặc điểm của tháp giải nhiệt là đa phần đặt ở ngoài trời nên sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó có hướng gió. Thiết kế dạng hình tròn sẽ giúp tháp giải nhiệt gần như không bị ảnh hưởng bởi yếu tố này nên giúp đảm bảo được công suất.
b, Hiệu suất làm mát và giải nhiệt được tối ưu vượt trội.
Thân vỏ được làm bằn vật liệu composite chắc chắn, độ bền cực kì cao.
Tháp dạng tròn thường có thời gian sản xuất nhanh và chi phí sản xuất rẻ hơn tương đối so với tháp giải nhiệt vuông có cùng công suất do đó đối với những loại tháp có có công suất từ 500RT trở xuống tháp giải nhiệt tròn thường được ưu tiên sử dụng nhiều hơn.
Tuy nhiên tháp giải nhiệt tròn hiện nay lại có nhược điểm là không thể sản xuất với công suất quá lớn dẫn đến là phải sử dụng nhiều tháp làm tốn không gian và vị trí. Do đó đối với các nhà máy có công suất lớn sẽ thường ưu tiên sử dụng tháp giải nhiệt vuông nhiều hơn.
2, Tháp giải nhiệt vuông.
Tháp giải nhiệt nước dạng vuông có 2 dòng là :
Dòng tháp theo nguyên lý counter flow và dòng tháp theo nguyên lý cross flow.
Nhìn chung tháp dạng cross flow vẫn được sử dụng phổ biến nhiều hơn.
Ngoài một số ưu điểm giống như tháp tròn thì tháp vuông còn có một số ưu điểm vượt trội hơn hẳn như:
a, Độ ổn định cực kỳ cao:
Tháp vuông có cấu tạo phần khung bằng thép cực kỳ vững chắc nên trong quá trình hoạt động sẽ có độ ổn định rất cao.
b, Tiết kiệm điện năng:
Quạt của tháp giải nhiệt vuông được thiết kế theo nguyên lý khí động lực học.
Do đó cho hiệu suất giải nhiệt cao hơn tháp giải nhiệt tròn, trong mọi điều kiện hoạt động.
Phần cổ tháp còn có hình dáng giống với ống thông gió, kết hợp với tấm tản nhiệt có trở kháng thấp.
Nên hiệu quả thông gió cũng tốt hơn. Nhờ thiết kế này mà giúp cho động cơ không phải hoạt động quá công suất cần thiết để làm mát nước, giúp tiết kiệm tối đa điện năng sử dụng kéo dài tuổi thọ motor quá đó đem lại hiệu quả kinh tế cao.
c, Tiết kiệm vị trí lắp đặt:
Đặc điểm của tháp giải nhiệt vuông là có thể ghép nối tiếp với nhau để tạo thành một hệ thống tháp có công suất lớn hơn. Do đó giúp tiết kiệm vị trí lắp đặt cũng như tăng tính thẩm mỹ đối với những hệ thống yêu cầu tháp giải nhiệt có công suất lớn.
Tuy nhiên do có cấu tạo phức tạp hơn cũng như yêu cầu kỹ thuật cao hơn nên tháp giải nhiệt dạng vuông thường có thời gian sản xuất và chi phí sản xuất cao hơn tương đối so với tháp giải nhiệt dạng tròn có cùng công suất.
IV, Cấu tạo tháp giải nhiệt :
1, Vỏ tháp .
Được làm từ sợi thủy tinh chống ăn mòn.
Chống han gỉ trong đó các thanh sắt cố định được xi mạ tráng kẽm.
Do đó, chúng rất khó bị gỉ sét theo thời gian sử dụng cũng như có chi phí bảo trì cực thấp.
2, Tấm giải nhiệt .
Được làm từ vật liệu PVC và được thiết kế dạng gợn sóng.
Có chức năng chính là phân chia nước .
Có tác dụng giải nhiệt cho nguồn nước nóng giúp tối ưu hóa hiệu quả làm mát nước.
3, Cánh quạt tháp .
Được làm bằng chất liệu hợp kim nhôm, cánh và mâm quạt được thiết kế cân bằng với nhau.
Động cơ quạt hút gió theo ống thoát gió để tạo hướng gió theo chiều thuận.
Đồng thời có thể điều chỉnh được lượng gió theo nhu cầu cần thiết của tháp hạ nhiệt nước.
Việc này giúp tháp giảm lực tiêu hao, hoạt động êm ái với độ ồn thấp, khả năng rung động ít.
Lượng gió lớn, đồng thời có thể tiết kiệm tối đa năng lượng sử dụng.
4, Hệ thống động cơ thấp.
Được thiết kế đặc biệt giúp chống thấm nước.
Có kết cấu gọn nhẹ, gia công tinh tế, chuyển động bằng bánh răng.
Có chỉ số an toàn cao, thao tác sử dụng khá đơn giản.
Đặc biệt chi phí bảo dưỡng động cơ thấp nhưng công suất Motor vẫn được đảm bảo.
5, Đế bồn.
Được thiết kế rất đặc biệt để chứa nước.
Người dùng nên kiểm tra định kỳ các bộ phận để vệ sinh sạch sẽ cho tháp.
6, Hệ thống phân nước.
Được thiết kế theo dạng đầu phun áp thấp, lỗ ống phun lớn nên ít bị ứ đọng nước.
Khả năng phân nước lên toàn tấm giải nhiệt được đều đặn hơn.
7, Tấm tản nước.
Sử dụng chất liệu PVC có độ bền vững cao giúp cản lực gió .
Giảm thiểu thất thoát nước cũng như giúp người sử dụng hạn chế số lần thêm nước cho thiết bị.
8, Thiết bị chống ồn.
Đây là thiết bị giảm âm giúp giảm âm thanh của tiếng nước nhỏ giọt trong quá trình vận hành .
V, Tháp giải nhiệt và ưu điểm khi sử dụng tháp giải nhiệt :
Khả năng làm mát nhanh chóng.
Đảm bảo cung cấp đủ nước làm mát cho quá trình hạ nhiệt của máy móc, thiết bị.
Thiết bị giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy móc tối ưu cho các đơn vị hiện nay
Đa dạng sự lựa chọn cho người dùng, đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng .
Tháp vận hành ổn định.
Được làm từ chất liệu cao cấp, cho nên vận hành ổn định, ít khi xảy ra các sự cố hư hỏng.
Lắp đặt nhanh chóng, sử dụng dễ dàng, hiệu quả mang lại cao vượt trội.
Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, xong sản phẩm này có chi phí lắp đặt khá lớn.
Người đầu tư cần phải có nguồn vốn lớn để có thể lắp đặt và sử dụng thiết bị này cho đơn vị của mình.