Quy trình vận hành chiller đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả hoạt động , cũng như tuổi thọ cho chiller ngược lại nếu quy trình vận hành chiller không đúng có thể sẽ gây ra hậu quả rất lớn đến hệ thống .
Tuổi thọ và năng suất hoạt động của Chiller được quyết định bởi nhiều yếu tố như quá trình chế tạo, lắp đặt, quy trình vận hành chiller , quá trình bảo trì, bảo dưỡng,….
Quy trình vận hành chiller lại là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới tuổi thọ và năng suất…..
Quy trình vận hành chiller có các bước sau:
I. Quy trình vận hành chiller và kiểm tra hệ thống trước khi vận hành :
Sau khi đã kết thúc công việc lắp đặt các thiết bị người ta bắt đầu chuẩn bị cho việc chạy thử Chiller bao gồm các việc như sau:
1, Chạy thử không tải.
Sau khi đã kết thúc tất cả các công việc xây dựng.
Làm vệ sinh nơi đặt thiết bị.
Nạp nước cho bình ngưng.
Kết thúc việc lắp đặt các động cơ điện, tủ điện điều khiển và tiếp địa thì người ta tiến hành việc chạy thử không tải từng thiết bị.
Thời gian chạy thử do đơn vị lắp đặt quy định.
2, Kiểm tra các thiết bị.
3, Kiểm tra máy nén.
Đối với máy nén cần kiểm tra sự đồng tâm của trục vít, các ổ trục thanh truyền, sự nhẹ nhàng êm ái khi quay trục máy nén và động cơ điện, các bề mặt chèn kín phải được sạch sẽ, châm dầu bôi trơn vào các bộ phận chèn và các chi tiết chuyển động của máy nén.
4, Kiểm tra bình ngưng.
Kiểm tra các thiết bị phân phối nước,.
Kiểm tra các công tác dòng chảy và sự phân phối nước đồng đều trên các bề mặt truyền nhiệt.
Cần kiểm tra sự có mặt đầy đủ của các loại nhiệt kế, áp kế và van an toàn.
Kiểm tra các ống cân bằng của bình chứa và các ống dẫn ra bên ngoài từ các van an toàn trở đi có đúng với quy định về an toàn hay không.
5, Kiểm tra bình bay hơi.
Kiểm tra các bộ phận đỡ và cach nhiệt đường ống.
Cần kiểm tra sự có mặt đầy đủ của các loại nhiệt kế, áp kế và van an toàn.
a, Kiểm tra mức dầu.
Thực hiện một số thủ tục để kiểm tra dầu trong hệ thống.
Cho máy chạy thể để kiểm tra mức dầu trong hệ thống và trong bình tích trữ dầu nhờ vào dầu dò dầu quang học.
b, Kiểm tra tủ điện điều khiển Chiller.
Kiểm tra cẩn thận từng chi tiết, cụm chi tiết, các bo mạch, các công tắc tơ, các cầu chi xem chúng có bị thay đổi, hư hỏng gì không so với kết cấu ban đầu (dựa vào màu sơn kiểm định của TRANE từ Mỹ) để còn chỉnh sửa lại đúng vị trí cũ. Kiểm tra sự cùng pha bằng dụng cụ kiểm tra chuyên dụng. do , test lại các thông số điện áp, dòng của các nguồn cấp vào cũng như các nguồn xuất ra.
c, Kiểm tra các valve.
Kiểm tra các van trong từng cụm Chiller:
- Xem chúng đang ở trạng thái gì, từ đó thiết lặp lại cho chính xác với các thông số đã cài đặt ở bảng điều khiển.
6, Kiểm tra sự cần bằng của sự lắp đặt từng cụm Chiller.
Dùng ống thủy thông nhau hoặc … để kiểm tra sự cần bằng của từng cụm Chiller.
Đo cao độ 4 góc của Chiler xem chúng có bằng nhau hay không.
Điều kiện lắp đặt phải cần bằng cả cụm Chiller.
Chỉ cho sai số rất ít…khoảng 5 mm để đảm bảo hệ thống hồi và cung cấp dầu hoạt động được tốt nhất.
II. Quy trình vận hành chiller :
Hệ thống chiller thông thường có các thiết bi sau:
- Cụm chiller (bao gồm máy nén, tủ điện, dàn ngưng, dàn bay hơi).
- Các cụm bơi cho tháp giải nhiệt, cụm bơm cho các dàn lạnh FCU, AHU.
- Các cụm van 2 ngã, van điện chức năng điều khiển ON/OFF.
- Tháp giải nhiệt cooling tower …
- Do đặc điểm của hệ thống chiller gồm nhiều thiết bị vật tư nên quy trình vận hành chiller cũng tương đối phức tạp.
Quy trình vận hành chiller thông thường hệ thống có 2 chế độ hoạt động chính: Manual và auto. Chế độ hoạt động sẽ được lựa chọn bởi người vận hành thông qua switch 2 vị trí trên tủ .
Nút Reset dùng để reset hệ thống.
Nút ESD dùng để dừng khẩn cấp hệ thống .
1, Chế độ Manual:
Quy trình vận hành chiller theo chế độ chạy Manual thì người vận hành có thể start/stop trực tiếp các thiết bị một cách riêng lẽ bằng cách chọn các biểu tượng tương ứng trên màn hình máy tính BMS .
2, Chế độ auto:
Quy trình vận hành chiller theo chế độ chạy Auto thì hệ thống sẽ tự động chạy các chế độ theo thời gian đã định trước trong schedule của bộ điều khiển.
a. Quy trình vận hành chiller bằng tay mở hệ thống chiller :
Quy trình vận hành chiller như sau:
– Bước 1 :
Cấp điện, điều khiển nhấn nút bật mở nguồn các thiết bị dàn lạnh FCU, AHU và cài đặt thông số nhiệt độ, độ ẩm hoặc có thiết bị của khu xưởng, toà nhà hoạt động, cho bơm nước tầng kỹ thuật hoạt động.
– Bước 2:
Cấp điện, kiểm tra tín hiệu tại tủ điều khiển trung tâm để nhận biết các thiết bị van ON/OFF và van Modulating đang ở chế độ mở. bật công tắc các van điện ( nếu có hệ thống van tay ta tiến hành mở van tay trước khi mở van điện),kiểm tra van điện đã mở chưa.
– Bước 3:
Cho bơm nước giải nhiệt hoạt động, bơm nào hoạt động thì mở van tay và van điện bơm đó, còn lại các van khóa (độ chênh áp đầu vào và đầu ra khỏi bình ngưng tụ khoảng 0,6 Kg (3.4/ 4) nhiệt độ nước vào và ra khỏi bình ngưng là: 35/30 độ C). Nếu dưới 32/28 thì không cần phải chạy hệ thống quạt tháp giải nhiệt trên tháp giải nhiệt.
– Bước 4:
Cho cụm bơm nước lạnh hoạt động.
- Bơm nào hoạt động thì mở van bơm đó.
- Còn lại các van khác khóa,( độ chênh áp đầu ra và vào khỏi bình bay hơi là:0.6 KG. Nhiệt độ nước ra vào chiller thông thường vào là 12 0C ra 7 0C tùy theo nhiệt độ thiết kế ban đầu mà con số này có thể khác nhau như 10 0C ra 5 0C, hay đối với những hệ thống tích trữ lạnh thì nhiệt độ nước vào ra chiller có thể là -5.5 – 2 0C …
– Bước 5:
Kiểm tra các tín hiệu tại tủ điều khiển 1 lần nữa để đảm bảo không có báo lỗi nào xảy ra có gây nguy hại đến họat động của hệ thống máy thiết bị của chiller. ấn số 159 ,ấn enter để mở khóa màn hình điều khiển chiller.
– Bước 6:
Khởi động màn hình hiện thị chiller và nhấn nút Run trên màn hình để chiller hoạt động.
Khi nhấn nút Run thì chiller bắt đầu đếm ngược 60 giây đếm lại.
Trong quá trình đếm ngược này nếu chiller không nhận được cảnh báo không an toàn nào thì sẽ khởi động máy nén.
Kiểm tra các thông số trên màn hình tinh thể lỏng.
Nếu tình trạng công tắc dòng bơm nước giải nhiệt hiện chữ Flow hoặc No Flow.
** nếu hiện chữ Cond Water Flow switch status No Flow :đề nghị kiểm tra tình trạng đường nước giải nhiệt .tình trạng công tắc dòng bơm nước lạnh hiện chữ Flow hoặc No Flow.
** nếu hiện chữ “Evap Water Flow switch status”: No Flow đề nghị kiểm tra tình trạng đường nước lạnh.
Áp suất dầu báo trên 250 kpa.
Đầu tín hiệu dầu hiện chữ Wet hoặc Dry :
Nếu hiện chữ oil ló level sensor ” : Dry tuyệt đối không được cho máy chạy.
Sau khi kiểm tra đầy đủ các điều kiện trên .
– Bước 7:
Trên màn hình tinh thể lỏng ta ấn AUTOR – 1 lúc sau máy sẽ tự hoạt động (sau khoảng 1 phút ) và khi nào đạt nhiệt độ cài đặt ,máy sẽ tự động giảm tải và tự dừng hoạt động.
Trong lúc máy đang hoạt động muốn kiểm tra các thông số ta ấn vào Main hoặc Report.
Như vậy là chúng ta kết thúc quá trình vận hành khởi động hệ thống chiller.
Trong thời gian vận hành hệ thống chiller thì chú ý:
Kiểm tra thường xuyên độ chênh áp suất trước và sau bình ngưng tụ, bình bay hơi qua đồng hồ áp suất (áp kế).
Nhiệt độ và tiếng kêu của các thiết bị ( gồm cả AHU).
Nếu có hiện tượng lạ phải cho dừng máy ngay để kiểm tra hệ thống và xử lý, ghi vào sổ theo dõi sau mỗi giờ máy hoạt động.
Nếu trường hợp máy có lỗi thì nút Arlam nhấp nháy liên tục :
Thao tác xóa lỗi :
- Ấn Arlam hiện lỗi.
- Ấn tiếp Reset
- Ấn Auto
Kiểm tra thường xuyên độ chênh áp suất trước và sau bình ngưng tụ ,bình bay hơi qua đồng hồ áp suất.
Nhiệt độ và tiếng kêu của các thiết bị ( gồm cả AHU).
Nếu có hiện tượng lạ phải cho dừng máy ngay để kiểm tra hệ thống và xử lý ,ghi vào sổ theo dõi sau mỗi giờ máy hoạt động .
b, Quy trình vận hành chiller bằng tay đóng hệ thống chiller:
Quy trình vận hành chiller như sau:
– Bước 1: Trên màn hình hiện thị Chiller nhấn nút STOP để dừng chiller.
– Bước 2: Tắt quạt tháp giải nhiệt.
– Bước 3: Tắt cụm bơm nước giải nhiệt chiller.
– Bước 4: Tắt cụm bơm nước lạnh
– Bước 5:Tắt các dàn lạnh FCU, AHU
– Bước 6: Kiểm tra lại tất cả các van, thiết bị điều khiển đóng mở ON/OFF trong hệ thống.
– Bước 7: Kết thúc.
Sau khi dừng máy phải ngắt tất cả các Aptomat .
Cấp nguồn cho thiết bị trừ Aptomat tổng và 2 Aptomat.
Cấp nguồn cho 2 Chiller luôn luôn được dùng 24/24 để sấy dầu bôi trơn hệ thống.
Khóa tất cả các van trước khi rời khỏi phòng máy.
1, Thiết bị Chiller sẽ tắt khi đạt được 1 trong các điều sau:
– Nhiệt độ nước vào chiller là +5oC (chế độ này đã mặc định bên trong hệ thống chiller đối với hệ thống sử dụng nước vào 12 ra 7 0C).
– Tín hiệu cần hoạt động của thiết bị công tắc dòng chảy không đưa tín hiệu an toàn cho chiller về tủ điều khiển gắn ở cụm chiller đó hoạt động.
– Khi có 1 cụm bơm nước giải nhiệt tương ứng với chiller này không hoạt động.
– Khi có 1 cụm bơm nước bay hơi tương ứng với chiller này không hoạt động.
– Khi bất kì van động cơ 2 ngã trong những vị trí như:
- Ngõ nước ra của chiller này.
- Ngõ nước vào của mỗi tháp giải nhiệt tương ứng với chiller này bị chuyển sang chế độ OFF.
– Điện hệ thống cấp cho chiller chập chờn như lệch pha, đảo pha.
– Nguồn điện cấp không đủ với yêu cầu của chiller là 400V-3P-50Hz.
– Nhiệt độ của dầu bôi trơn trong hệ thống nằm trong khoảng cho phép của nhà sản xuất.
- Không được lớn hơn hay nhỏ hơn nhiệt độ yêu cầu.
– Tín hiệu báo lỗi từ công tắc dòng chảy.
2, Thiết bị Chiller sẽ khởi động khi đạt được 1 trong các điều sau :
– Nhiệt độ nước vào chiller là: ≥ 9 0C (chế độ này đã mặc định bên trong hệ thống chiller).
– Tín hiệu cần hoạt động của thiết bị công tắc dòng chảy có đưa tín hiệu an toàn cho chiller về tủ điều khiển gắn ở cụm chiller đó hoạt động.
– Khi có 1 cụm bơm bơm nước giải nhiệt tương ứng với chiller này đã hoạt động trước đó 30 giây.
– Khi có 1 cụm bơm nước bay hơi tương ứng với chiller này đã hoạt động trước đó 30 giây.
– Khi tất cả van động cơ 2 ngã tại những vị trí như:
Ngõ nước ra của chiller.
Ngõ nước vào của mỗi tháp giải nhiệt đã chuyển hoàn toàn sang chế độ ON.
– Điện hệ thống cấp cho chiller ổn định không xảy ra tình trạng mất pha, đảo pha.
– Nguồn điện cấp đúng với yêu cầu của chiller là 400V-3P-50Hz.
– Nhiệt độ của dầu bôi trơn trong hệ thống nằm trong khoảng cho phép của nhà sản xuất.
– Tín hiệu từ các thiết bị an toàn hệ thống không báo lỗi.
3, Thiết bị chiller sẽ tự tắt để bảo vệ khi có 1 trong những điều sau xảy ra :
– Lưu lượng nước qua bơm nhỏ hơn 30 % tổng lưu lượng qua bơm bình bay hơi của một chiller.
– Tín hiệu cần họat động của thiết bị công tắc dòng chảy không đưa tín hiệu an toàn cho chiller về tủ điều khiển gắn ở cụm chiller đó họat động.
– Khi có 1 cụm bơm nước giải nhiệt tương ứng với chiller này không họat động
– Khi có 1 cụm bơm nước bay hơi tương ứng với chiller này không họat động.
– Khi bất kì van động cơ 2 ngã (chế độ ON/OFF) tại 1 trong những vị trí như:
- Ngõ nước ra của chiller này.
- Ngõ nước vào của mỗi tháp giải nhiệt tương ứng với chiller này bị chuyển sang chế độ OFF.
– Quạt tháp giải nhiệt bị lỗi và ngừng hoạt động.
– Nhiệt độ nước giải nhiệt đi vào chiller không đạt nhiệt độ yêu cầu của thiết bị.
– Điện hệ thống cấp cho chiller chập chờn như lệch pha, đảo pha.
- Nguồn điện cấp không đủ với yêu cầu của chiller là 400V-3P- 50Hz.
– Nhiệt độ của dầu bôi trơn trong hệ thống nằm trong khoảng cho phép của nhà sản xuất.
- Không được lớn hơn hay hơn nhiệt độ yêu cầu.
a, Chế độ hoạt động của cụm bơm nước giải nhiệt.
– Cụm bơm nước giải nhiệt thường có số lượng lớn hơn 1 bơm so với tổng số chiller để khi 1 bơm nào đó bị hư thì có 1 cái còn lại để dự phòng.
– Tín hiệu để tắt / mở 1 trong các cụm bơm này là khi cả 2 van động cơ 2 ngã (chế độ ON/OFF) tại 1 trong những vị trí như: ngõ nước ra của chiller này, ngõ nước vào của mỗi tháp giải nhiệt tương ứng với chiller này đều đồng thời chuyển sang chế độ OFF / ON.
– Khi bơm chính đang hoạt động mà bị dừng đột ngột do hỏng hay bị sự cố khác thì bộ điều khiên có nhiệm vụ gọi bơm dự phòng lên chạy để thay thế bơm bị lỗi.
– Có sự luân phiên hoạt động của các bơm dự phòng.
- Bơm chính cũng như bơm biến tần để đảm bảo các bơm hoạt động cân bằng nhau.
b, Chế độ họat động của cụm bơm nước bay hơi.
– Cụm bơm nước giải nhiệt thường có số lượng lớn hơn 1 bơm so với tổng số chiller để khi 1 bơm nào đó bị hư thì có 1 cái còn lại để dự phòng.
– Tín hiệu để tắt / mở 1 trong các cụm bơm này là khi cả 2 van động cơ 2 ngã (chế độ ON/OFF) tại 1 trong những vị trí như: ngõ nước ra của chiller này, ngõ nước vào của mỗi tháp giải nhiệt tương ứng với chiller này đều đồng thời chuyển sang chế độ OFF / ON.
– Khi bơm chính đang hoạt động mà bị dừng đột ngột do hỏng hay bị sự cố khác thì bộ điều khiên có nhiệm vụ gọi bơm dự phòng lên chạy để thay thế bơm bị lỗi.
– Có sự luân phiên hoạt động của các bơm dự phòng.
- Bơm chính cũng như bơm biến tần để đảm bảo các bơm hoạt động cân bằng nhau.
c, Chế độ hoạt động của AHU:
Nhìn vào sơ đồ nguyên lý thiết bị của AHU 101 thuộc bản vẽ 00-AC102.1.
Nguyên lý hoạt động của các thiết bị cảm biến trên như sau:
+ Thiết bị cảm biến nhiệt độ 1.
Có nhiệm vụ nhận tín hiệu nhiệt độ, ẩm độ ở đường gió tươi và đưa về màn hình điều khiển tại phòng điều khiển AHU và hiển thị thông số này nếu người vận hành muốn xem.
+ Thiết bị cảm biến nhiệt độ 2.
Có nhiệm vụ nhận tín hiệu nhiệt độ và ẩm độ ở sau dàn lạnh và đưa về màn hình điều khiển tại phòng điều khiển AHU hiển thị thông số này nếu người vận hành muốn xem và tín hiệu nhiệt độ này điều khiển van 2 ngã (100% xuống 0% hoặc từ 0% lên 100%) trên đường ống nước hồi hoạt động phù hợp với giá trị nhiệt độ cài đặt ban đầu
+ Thiết bị chênh áp.
- Dùng để cảm biến chênh áp và phát hiện độ bám bẩn của bộ lọc gió.
- Tín hiệu này sẽ báo về tủ điều khiển AHU và từ thông tin cài đặt ban đầu.
- Thiết bị điều khiển sẽ so sánh với tín hiệu nhận được:
Nếu lớn hơn giá trị cài đặt thì thiết bị điều khiển sẽ xuất tín hiệu kích họat thiết bị báo động có gắn sẵn ở tủ điều khiển để thông báo cho người vận hành biết. Khi người vận hành đã nhận thông tin thì sẽ tiến hành nhấn nút có sẵn trên thiết bị điều khiển để tắt báo động và tiến hành kiểm tra và vệ sinh (hoặc thay) bộ lọc gió.
+ Thiết bị chênh áp trong AHU .
- Dùng để cảm biến chênh áp và phát hiện dây đai của quạt bị đứt.
- Tín hiệu này sẽ báo về tủ điều khiển AHU và từ thông tin cài đặt ban đầu.
- Thiết bị điều khiển sẽ so sánh với tín hiệu nhận được:
Nếu nhỏ hơn giá trị cài đặt thì thiết bị điều khiển sẽ xuất tín hiệu kích hoạt thiết bị báo động có gắn sẵn ở tủ điều khiển để thông báo cho người vận hành biết. Khi người vận hành đã nhận thông tin thì sẽ tiến hành nhấn nút có sẵn trên thiết bị điều khiển để tắt báo động và tiến hành kiểm tra dây đai của quạt.
d, Chế độ hoạt động của FCU:
– Thiết bị cảm biến và có truyền tín hiệu nhiệt độ gắn trên đường gió hồi hoặc tại miệng gió hồi. TT.
– Mỗi FCU sẽ có 1 đường nước lạnh cấp vào và 1 đường nước lạnh đi ra khỏi coil lạnh của FCU.
- Trên đường nước lạnh ra sẽ gắn 1 cụm van động cơ 2 ngã.
– Các FCU được điều khiển 3 tốc độ.
Tín hiệu nhiệt độ từ các hộp hồi, giá trị này sẽ truyền đến các van hai ngã của FCU để điều chỉnh lưu lượng nước đi qua các FCU này. Tất cả các bộ điều khiển sẽ được lắp đặt trong một tủ điện và đặt ở trong phòng điện ở mỗi khu vực của tầng đó.
e, Chế độ hoạt động của Cooling tower:
Cooling tower sẽ được lắp đặt bộ biến tần hoặc khởi động trực tiếp để điều khiển hoạt động của quạt.
Tín hiệu điều khiển sẽ lấy từ nhiệt độ nước ra ở tháp cooling tower.
Nhiệt độ nước ra cooling tower luôn đạt nhiệt độ là 300C.
Quạt của cooling tower sẽ luôn hoạt động theo tín hiệu nhiệt độ ra nếu ở chế độ tự động.
f, Chế độ hoạt động của các thiết bị an toàn:
– Công tắc dòng chạy sẽ cảm biến lưu lượng đi trong ống.
Nếu lưu lượng nước đi qua các thiết bị này không đáp ứng được yêu cầu của thiết bị hoặc không có nước thì các tín hiệu này lập tức báo về thiết bị điều khiển trung tâm để ngắt thiết bị hoặc không cho thiết bị đó hoạt động. Các chiller và bơm hoạt động khi có tín hiệu an toàn từ thiết bị này.
– Các trường hợp van đóng ngắt chiller dạng ON/OFF sẽ hoạt động:
+ Ở dạng ON trước khi bơm nước cấp cho chiller hoạt động.
+ Ở trạng thái OFF sau khi tất cả các bơm nước cho chiller ngừng hoạt động.
+ Van loại này sẽ luôn luôn đảm bảo ở trạng thái ON trước khi bơm và chiller hoạt động và OFF sau khi chiller và bơm ngừng hoạt động.
3, Quy Trình vận hành chiller dừng máy :
- Bước 1 : Ấn nút Stop trên màn hình 5 đến 10 phút sau máy sẽ dừng.
- Bước 2 : Tắt quạt tháp giải nhiệt bình ngưng tụ
- Bước 3 : Tắt bơm nước giải nhiệt bình ngưng và van điện , van tay của bơm nước giải nhiệt sau 20 phút .
- Bước 4 :Tắt bơm nước lạnh và van điện , van tay. Tắt AUH trên màn hình máy tính điều khiển nếu khu vực nào không cần cấp lạnh.
- Bước 5 : Kiểm tra , vệ sinh phòng máy.
- Bước 6 : Ghi sổ giao ca vận hành máy ( nhật ký vận hành )
– Chú ý :
Sau khi dừng máy phải ngắt tất cả các Aptomat cấp nguồn cho thiết bị .
Trừ Aptomat tổng và 2 Aptomat cấp nguồn cho 2 Chiller luôn luôn được dung 24/24 để sấy dầu bôi trơn hệ thống.
Khóa tất cả các van trước khi dời khỏi phòng máy.
Quy trình vận hành chiller trên đây là quy trình chuẩn nhất.
Người vận hành chiller phải nắm rõ quy trình vận hành chiiler này để sử dụng thiết bị cho hiệu quả làm việc cao nhất và tránh nguy cơ phát sinh những sự cố khó lường.
Quy trình vận hành chiller này được đội ngũ kỹ thuật công ty TNHH Thiết Bị Công Nghệ Thái Bình Dương đúc kết trong quá trình làm việc lâu dài.