I, Quy trình vệ sinh bình ngưng và tại sao phải vệ sinh bình ngưng :
Quy trình vệ sinh bình ngưng là quy trình chúng ta vệ sinh, tẩy rửa bình ngưng để cho bình ngưng sạch cáu cặn, rỉ sét, rong rêu…..làm cho bình ngưng hoạt động với hiệu xuất cao nhất.
Vấn đề đóng cáu cặn, rỉ sét, rong rêu trên các thành ống trao đổi nhiệt của bình ngưng rất phổ biến và là vấn đề nan giải tại các nhà máy sản xuất .
Tuy nhiên, nó lại ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến toàn bộ hệ thống lạnh
Ví dụ: “Với lớp cáu cặn chỉ 0.5 mm, nó làm giảm đến hơn 15% hiệu suất trao đổi nhiệt bình ngưng. Dẫn đến, nhiệt độ môi chất lạnh sau nén trong bình ngưng tăng.
– Quá trình giảm nhiệt độ của môi chất lạnh sau nén ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình ngưng tụ của môi chất: áp suất ngưng tụ và hiệu suất ngưng tụ. Do đó, gián tiếp ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống lạnh. Các vấn đề phát sinh khi hiệu suất trao đổi nhiệt của bình ngưng giảm:
– Nhiệt độ môi chất lạnh tăng dẫn đến áp suất ngưng tụ tăng. Do đó, máy nén lạnh phải nén môi chất lên áp suất cao hơn.
– Máp nén phải làm việc ở áp suất cao hơn bình thường dẫn đến các vấn đề:
+ Công suất máy nén tăng
+ Điện năng cho Block máy nén tăng
+ Máy nén báo lỗi do quá nhiệt sau thời gian ngắn làm việc.
+ Các vấn đề bảo trì phát sinh do máy nén làm việc quá công suất
– Nhiệt độ ngưng tụ tăng đẫn đến môi chất khó ngưng tụ hơn
– hiệu suất ngưng tụ giảm.
– Hiệu suất của toàn hệ thống giảm.
– không đủ công suất lạnh cho các hệ thống.
II, Quy trình vệ sinh bình ngưng và hiệu quả của quy trình vệ sinh bình ngưng:
Như ví dụ ở trên, với lớp cặn 0.5 mm, công suất bình ngưng giảm 15% .
Do đó công suất làm việc máy nén phải tăng ≥ 15% để toàn hệ thống lạnh tạo ra đủ công suất lạnh cần thiết.
Điện năng tiêu thụ cũng sẽ tăng tỉ lệ thuận với công suất máy nén và chúng tôi giám chắc nó sẽ không dưới 15%.
Và điều hiển nhiên là chi phí cho các hoạt động bảo trì máy nén sẽ tăng, tuổi thọ máy nén sẽ giảm do hoạt động trong điều kiện tải cao lâu ngày.
Quy trình vệ sinh bình ngưng và hiệu quả sau khi vệ sinh bình ngưng
+ Tiết kiệm điện năng hao phí (như Vd ở trên là 15%).
+ Tiết kiệm thời gian bảo trì, sửa chửa
+ Kéo dài tuổi thọ máy nén
+ Chi phí vệ sinh bình ngưng chỉ là phần rất nhỏ khi so sánh với chi phí các quá trình này.
“Chúng tôi khuyến cáo: các thiết bị bình ngưng khi hoạt động liên tục nên cần được vệ sinh định kỳ từ 6 – 12 tháng/1 lần cho dù hệ thống của các bạn có sử dụng hóa chất chống đóng cáu cặn hay thiết bị chống đóng cáu cặn.”
III, Quy trình vệ sinh bình ngưng :
Phương pháp vệ sinh:
1, Vệ sinh thủ công bằng chổi đuôi chồn:
Giải pháp thiết thực và giúp tiết kiệm chi phí nếu nhà máy có lượng nhân viên bảo trì tốt và thời gian bảo trì hợp lý.
2, Vệ sinh bằng hóa chất:
Giải pháp tối ưu giúp giảm nhân công và thời gian.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra:
+ Giá thành hóa chất vệ sinh sử dụng.
- Vì sao? Vì chúng ta đang tìm giải pháp để giúp tiết kiệm chi phí.
+ Chất lượng hóa chất vệ sinh.
- Sử dụng sản phẩm giá rẻ kém chất lượng vệ sinh bình ngưng gây ăn mòn các ống đồng và có thể làm thủng bình ngưng, đặc biệt các bình ngưng đã sử dụng thời gian dài. Chi phí để khắc phục cao gấp nhiều lần chi phí chúng ta tính toán giảm thiểu.
-
A, Trường hợp 1:
– Cáu cặn bám vào bên trong thành lớp dày, bám chặt thì nên sử dụng hoá chất phá cáu cặn. Rửa bằng dung dịch NaCO3 ấm, sau đó thổi khô bằng khí nén.
- – Sử dụng hóa chất chuyên dụng thực hiện công việc tẩy rửa và vệ sinh cáu cặn của bình ngưng,
- – Vệ sinh bình ngưng không thường xuyên có thể ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm việc của hệ thống, độ an toàn, độ bền của các thiết bị.
- Đối với dịch vụ vệ sinh bình ngưng thì yêu cầu 3-6 tháng vệ sinh một lần.
- Để vệ sinh bình ngưng có thể tiến hành vệ sinh bằng cách sử dụng hoá chất để vệ sinh.
- Sau đó mở lắp bình ngưng dùng chổi cọ sạch các tạp chất còn lại.
- Khi cáu cặn bám vào bên trong thành lớp dày, bám chặt thì nên sử dụng hoá chất phá cáu cặn.Khi tiến hành vệ sinh, phải tháo các nắp bình, dùng chổi và máy cọ rửa bình chuyên dụng để vệ sinh bình ngưng bên trong đường ống đồng.
- Cần chú ý trong quá trình vệ sinh sử dụng máy chuyên dụng, không được tự chế dụng cụ làm xây xước bên trong đường ống, các vết xước có thể làm cho đường ống tích tụ bẫn dễ hơn.
-
Quy trình vệ sinh bình ngưng bằng hóa chất:
- – Chạy hóa chất tuần hoàn trong bình ngưng, cọ rửa bình ngưng để tẩy cáu cặn bình ngưng.
– Cọ rửa tháp giải nhiệt, thay nước mới.
– Xả air trên đường ống nước.
– Xả khí không ngưng trong bình ngưng: - – Trước tiên cho nước tuần hoàn nhiều lần qua bình ngưng để ngưng tụ hết gas còn tồn đọng trong bình ngưng.
- – Sau đó cô lập bình ngưng bằng cách đóng van hơi vào và lỏng ra trong bình ngưng.
- – Nếu hệ thống có bình xả khí không ngưng thì nối đường ống thông bình ngưng với bình xả khí không ngưng, sau đó tiến hành làm mát ống và xả khí không ngưng.
- – Nếu không có thiết bị xả khí không ngưng thì có thể xả trực tiếp trong bình ngưng.
– Bảo dưỡng bơm giải nhiệt và các chi tiết bộ phận của tháp giải nhiệt.
– Vệ sinh bình ngưng bằng hóa chất an toàn: - – Sử dụng hóa chất tẩy rửa cho đường ống bình ngưng.
- – Công việc này cần tiến hành thường xuyên.
- – Bề mặt các ống đồng trao đổi nhiệt thường xuyên tiếp xúc với nước và không khí nên tốc độ ăn mòn ống đồng khá nhanh vì vậy hóa chất phải có chất kháng ăn mòn kim loại .
-
B,Trường hợp 2:
- Cáu cặn dễ vệ sinh thì có thể tiến hành bằng phương pháp vệ sinh cơ học.
- Khi tiến hành vệ sinh, phải tháo các nắp bình, dung que thép có quấn vải để lau chùi bên trong đường ống.
Cần chú ý :
- Trong quá trình vệ sinh không được làm xây xước bên trong đường ống.
- Các vết xước có thể làm cho đường ống hoen rỉ hoặc tích tụ bẫn dễ hơn.
- Đặc biệt khi sử dụng ống đồng thì phải càng cẩn thận.
3, Quy trình vệ sinh bình ngưng và bảo dưỡng bình ngưng :
– Vệ sinh tháp giải nhiệt, thay nước mới.
– Xả dầu:
- Nói chung dầu ít khi tích tụ trong bình ngưng mà chảy theo đường lỏng về bình chứa nên thực tế thường không có.
– Định kỳ xả khí và cặn bẩn ở các nắp bình về phía đường nước giải nhiệt.
– Xả khí không ngưng trong bình ngưng:
- Khi áp suất trong bình khác với áp suất ngưng tụ của môi chất ở cùng nhiệt độ thì chứng tỏ trong bình có lọt khí không ngưng.
– Để xả khi không ngưng ta cho nước tuần hoàn nhiều lần qua bình ngưng để ngưng tụ hết gas còn trong bình .
– Tiếp theo cô lập bình ngưng bằng cách đóng van hơi vào và lỏng ra khỏi bình ngưng.
– Nếu hệ thống có bình xả khí không ngưng thì nối thông bình ngưng với bình xả khí không ngưng, sau đó tiến hành làm mát và xả khí không ngưng.
– Nếu không có thiết bị xả khí không ngưng thì có thể xả trực tiếp.
- Bảo dưỡng bơm giải nhiệt và quạt giải nhiệt của tháp giải nhiệt.
A, Bảo dưỡng dàn ngưng tụ bay hơi:
– Khi dàn ống trao đổi nhiệt của dàn ngưng bị bám bẩn có thể lau chùi bằng giẻ hoặc dùng hoá chất như trường hợp bình ngưng. Công việc này cần tiến hành thường xuyên.
– Bề mặt các ống trao đổi nhiệt thường xuyên tiếp xúc với nước và không khí nên tốc độ ăn mòn khá nhanh. Vì vậy thường các ống được nhúng kẽm nóng, khi vệ sinh cần cẩn thận, không được gây trầy xước, gây ăn mòn cục bộ.
– Quá trình làm việc của dàn ngưng đã làm bay hơi một lượng nước lớn.
Cặn bẩn được tích tụ lại ở bể.
Sau một thời gian ngắn nước trong bể rất bẩn.
Nếu tiếp tục sử dụng các đầu phun sẽ bị tắc hoặc cặn bẩn bám trên bề mặt dàn trao đổi nhiệt làm giảm hiệu qủa của chúng. Vì vậy phải thường xuyên xả cặn bẩn trong bể, công việc này được tiến hành tuỳ thuộc chất lượng nguồn nước.
– Vệ sinh và thay thế vòi phun:
- Kích thước các lỗ phun rất nhỏ nên rất dễ bị tắc bẩn.
- Đặc biệt khi chất lượng nguồn nước kém.
- Khi một số mũi phun bị tắc, một số vùng của dàn ngưng không được giải nhiệt làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt rõ rệt.
- Vì vậy phải thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và thay thế các vòi phun hư hỏng
– Định kỳ cân chỉnh cánh quạt dàn ngưng đảm bảo cân bằng động tốt nhất.
– Bảo dưỡng các bơm, môtơ quạt, thay dầu mỡ.
– Kiểm tra thay thế tấm chắn nước, nếu không quạt bị ẩm chóng hỏng.
B, Bảo dưỡng dàn ngưng kiểu tưới:
– Đặc thù của dàn ngưng tụ kiểu tưới là các dàn trao đổi nhiệt để trần trong môi trường có nước thường xuyên nên các loại rêu thường hay phát triển. Vì vậy dàn thường bị bám bẩn rất nhanh. Việc vệ sinh dàn trao đổi nhiệt tương đối dễ dàng. Trong trường hợp này cách tốt nhất là sử dụng các bàn chải mềm để lau chùi cặn bẩn.
– Nguồn nước sử dụng, có chất lượng không cao nên thường xuyên xả cặn bể chứa nước.
– Xả dầu tồn đọng bên trong dàn ngưng.
– Bảo dưỡng bơm nước tuần hoàn, thay dầu mỡ
C, Bảo dưỡng dàn ngưng tụ không khí:
– Vệ sinh dàn trao đổi nhiệt:
- Một số dàn trao đổi nhiệt không khí có bộ lọc khí bằng nhựa hoặc sắt đặt phía trước.
- Trong trường hợp này có thể rút bộ lọc ra lau chùi vệ sinh bằng chổi hoặc sử dụng nước.
- Đối với dàn bình thường:
- Dùng chổi mềm quét sạch bụi bẩn bám trên các ống và cánh trao đổi nhiệt.
- Trong trường hợp bụi bẩn bám nhiều và sâu bên trong có thể dùng khí nén hoặc nước phun mạnh vào để rửa.
– Cân chỉnh cánh quạt và bảo dưỡng mô tơ quạt
– Tiến hành xả dầu trong dàn ngưng.